Đồng hành cùng sự phát triển của Phụ nữ

LA
Linh Anh
1 năm trước đây
Bình luận
Thể hiện sự đồng cảm của bạn với bài viết
Chia sẻ
Chia sẻ nội dung hữu ích ra cộng dồng
Câu chuyện của bạn
Chia sẻ câu chuyện của chính bạn

Cô gái sư phạm văn và niềm đam mê với nông sản sạch

Sau 5 năm, từ một cơ sở tư nhân nhỏ lẻ, Mộc An đã phát triển thành Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp xanh Mộc An với hơn 50 công nhân

Đến thôn Hiền Sĩ, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi thăm cô giáo Hoàng Thị Cẩm Nhung thì ai cũng biết. Xuất phát là một giáo viên dạy Văn nhưng với niềm đam mê kinh doanh chị Nhung đã chuyển hướng trở thành chủ một cơ sở sản xuất nông sản sạch có tiếng trong vùng. Thương hiệu Mộc An ra đời là 1 bước ngoặt lớn trong cuộc đời, giúp chị Nhung thỏa mong ước đem đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng.

Ý tưởng bắt nguồn từ một buổi trưa hè trên đường đi giảng dạy. Cô giáo Nhung nhìn thấy bà con nông dân đang thu hoạch hoa sen. Thời tiết mùa hè ở Thừa Thiên Huế dưới cái nắng cháy da cháy thịt 42 độ C, thấy bà con vất vả mà sản phẩm chỉ loanh quanh bán được tại chợ quê với giá thấp, bán theo mùa vụ mà thương lái không gom thường xuyên. Chị băn khoăn nghĩ cách làm sao để hỗ trợ thu mua nông sản sạch cho bà con, giúp họ vươn lên thoát nghèo và sống bền với nghề nông tại địa phương.

Không đắn đo, chị Nhung bàn với chồng khi đó đang là một kĩ sư điện tử. Cả hai nghỉ công việc chuyên môn để bắt đầu bước vào chuỗi ngày khởi nghiệp mô hình mới. Chị cùng chồng đến tận nơi thu mua các loại hạt nông sản của bà con nông dân. Chị vào từng nhà vận động người dân trồng theo quy trình sạch, bón phân hữu cơ, không phun thuốc trừ sâu. Hơn ai hết chị hiểu rõ, sản phẩm có đảm bảo an toàn thì mới mong phát triển bền vững.

Xưởng ngũ cốc Mộc An ra đời với hơn 20 công nhân. Nguyên liệu chính là các loại hạt đậu quê như sen Huế, đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành thuần chủng, mè đen, gạo lứt, bên cạnh đó là các loại hạt nhập khẩu như hạt óc chó, macca, hạnh nhân, bí xanh, điều .... Bà chủ của Mộc An luôn khắt khe trong khâu tuyển chọn nguyên liệu đầu vào. Chị bảo: “Quy trình của xưởng rất cẩn trọng: chọn lựa kĩ càng, nhặt bỏ hạt sâu hạt lép rồi ngâm hạt, rửa sạch, sau đó mang sấy khô, sấy chín và phối trộn theo tỉ lệ phù hợp. Cuối cùng là xay mịn rồi đóng gói”. Trong đó khâu ngâm hạt là đặc biệt quan trọng vì ngâm hạt giúp ngũ cốc phát huy hiệu quả của hạt, cải thiện hệ tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng cao.

Sau 5 năm, từ một cơ sở tư nhân nhỏ lẻ, Mộc An đã phát triển thành Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp xanh Mộc An với hơn 50 công nhân. Các sản phẩm của Mộc An đa dạng chủng loại, giàu dinh dưỡng, có uy tín tốt và được tiêu thụ rộng rãi trên các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ.

Các sản phẩm ngũ cốc Mộc An đa dạng, dành cho nhiều tệp khách hàng khác nhau

Để có được thành quả này, chị Cẩm Nhung đã bỏ rất nhiều công sức và tâm huyết. Năm 2021 chị là một trong nhiều hội viên phụ nữ tiêu biểu, được phát biểu tham luận tại Đại hội Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tháng 6/2023, chị cùng thương hiệu ngũ cốc Mộc An tham dự hoạt động “Giao lưu, kết nối giới thiệu mô hình sinh kế tiêu biểu của Phụ nữ” do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển phối hợp với Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Chị Nhung chia sẻ ngay tại ngày hội “Để có được những thành quả như ngày hôm nay là biết bao tâm huyết của vợ chồng em. Em gọi Mộc An là “đứa con tinh thần” bởi chúng em đã nâng niu chăm chút từ khi thai nghén đến khi ra đời sản phẩm và nuôi dưỡng để Mộc An lớn mạnh như ngày hôm nay”.

Gian hàng Mộc An nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo

Trung tâm phụ nữ và phát triển
"Vì sự bình yên" là cổng thông tin chia sẻ, tương tác trực tuyến các câu chuyện thực tế của phụ nữ Việt Nam
A

Bài viết khác

Cô gái Mường trẻ đưa bánh gai thành thức quà hút khách tại Suối Cá Thần
0
332

Cô gái Mường trẻ đưa bánh gai thành thức quà hút khách tại Suối Cá Thần

Đến thăm Suối Cá Thần ở Thanh Hóa, vừa qua cửa là bạn dễ dàng bắt gặp gian hàng bán đặc sản xứ Thanh – bánh gai Tứ Trụ - rất hút khách của cô gái Mường Cao Thị Chuyên.
TT
Thu Trang
Nữ giám đốc hợp tác xã hết lòng vì sự phát triển kinh tế của phụ nữ Thanh Hóa
0
81

Nữ giám đốc hợp tác xã hết lòng vì sự phát triển kinh tế của phụ nữ Thanh Hóa

“Động lực khiến tôi quyết định mở rộng quy mô hợp tác xã là để thêm cơ hội hỗ trợ, giúp đỡ nhiều phụ nữ nghèo yếu thế, người già và người khuyết tật có cảnh đời khó khăn ở địa phương để họ có thu nhập ổn định cuộc sống” - chị Phạm Thị Ngân chia sẻ với đoàn Ban cố vấn Giải thưởng Phát triển kinh doanh.
TT
Thu Trang
Người đàn bà tần tảo giữ đầm tôm ở rìa biển Nga Sơn
0
484

Người đàn bà tần tảo giữ đầm tôm ở rìa biển Nga Sơn

“Có năm nước ao bị ô nhiễm, tôm chết trắng cả đầm, thiệt hại gần trăm triệu, mình chỉ biết ngồi nhìn rồi khóc” – chị Mai Thị Nga, chủ đầm tôm ở Nga Sơn, Thanh Hóa – Giải Nhất Giải thưởng Phát triển kinh doanh đợt 2 chia sẻ.
TT
Thu Trang
Khi thai nhi trở thành một món hàng….
1
944

Khi thai nhi trở thành một món hàng….

Em phát hiện ra mình có bầu khi đứa đầu mới có 1 tuổi, thu nhập không ổn định, kinh tế khó khăn mà bỏ con thì không đành nên em đã lên các nhóm hiếm muộn trên facebook với mong muốn tìm cho con mình một nơi tử tế để gửi gắm, hi vọng con có tương lai tốt hơn.
NNBY
Ngôi nhà Bình yên